A5THAPCHAMHS2004
A5THAPCHAMHS2004
A5THAPCHAMHS2004
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A5THAPCHAMHS2004

Chào mọi người đến với diễn đàn. Nơi chia sẽ niềm vui nổi buồn kinh nghiệm
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Loading
GỬI LỜI CHÀO TỐT ĐẸP NHẤT ĐẾN CÁC BẠN
THÔNG ĐIỆP:::: CHÚNG TA KHÔNG SỢ PHẢI ĐỨNG TRÊN NHỮNG VÁCH ĐÁ CHÔNG CHÊNH MÀ THẬT RA CHÚNG TA LO MÌNH SẼ BỊ TRỢT CHÂN TÉ VÀ RƠI XUỐNG VÁCH NÚI.

Bài gửi mới nhấtComment
BÁN NHÀ Ở GÒ VẤP ĐƯỜNG PHẠM VĂN CHIÊU, HẺM LỘ GIỚI 6M
BÁN ĐẤT PHAN RANG NINH THUẬN
FILE HOSTS FACEBOOK 10/2013
Hinh hơp lớp nè!
Cá độ hợp pháp tại EURO 2012
Giải trí tết nguyên đán với M 88Cá độ bóng đá, CASINO, POKER trực tuyến tại M88. TH
Đặt cược với chuyên gia tại 188BET
Đặt cược với chuyên gia tại 188BET
happy first
Social bookmarking
Chia Sẽ Websites bởi trang chủ a5thapchamhs2004 trên các mạng xã hội

Bookmark and share the address of A5THAPCHAMHS2004 on your social bookmarking website

 

 NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN.

Go down 
Tác giảThông điệp
vietkey2011
Thiếu úy



Tổng số bài gửi : 64
Points : 156
Reputation : 2
Join date : 03/01/2011
Age : 38

NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN. Empty
Bài gửiTiêu đề: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN.   NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN. Icon_minitimeFri Mar 11, 2011 11:26 am

NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN.

1. SỬ DỤNG PHÂN BÓN TUỲ THEO CÂY TRỒNG
Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu khác nhau đối với điều kiện ngoại cảnh và chế độ bón phân. Các điều kiện ngoại cảnh quan trọng nhất có liên quan đến chế độ phân bón là hàm lượng dinh dưỡng trong đất và phản ứng môi trường đất (tức độ chua hay pH đất). Ta có thể chia các cây trồng thông thường ở Việt Nam làm các nhóm như sau, tùy theo mức độ chịu chua của cây đối với đất:
(1) Nhóm cây trồng rất mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ trung tính đến hơi kiềm):Đứng đầu là cây bông vải (pH 6,5-9,0), đậu tương (pH 6,0-7,0), bắp cải (pH 6,7-7,4), ...
(2) Nhóm cây trồng mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ ít chua đến trung tính): Cây đậu xanh (pH 5,5-7,0), cây bắp (pH 6,0-7,0), cà chua (pH 6,3-6,7), nhiều loại rau, nhiều loại cây ăn quả..
(3) Nhóm cây trồng mẫn cảm vừa với độ chua (tức có thể chịu đựng với đất chua vừa) : Cây đậu phọng (pH 5,5-7,0), , khoai tây (pH 5,0-5,5), …
(4) Nhóm cây trồng ít mẫn cảm với độ chua:Cây đậu đen, cây lúa, câymía…
Những cây này có một phạm vi thích ứng rất rộng về pH đất, có thể dao động từ 3,5-7,5
(5) Nhóm cây trồng ưa chua:cây chè, cây dứa (thơm).
(Nguồn: A.X. Radov, I. V. Puxtovoi, A.V. Korolkov, 1978. Lê Xuân Đính, 1997. Nguyễn Thế Côn, 1996. Vũ Cao Thái, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Xuân Trường, 1999. Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996.)
Cây bông vải đặc biệt mẫm cảm với đất chua. Khi đất bị chua đến một mức độ nhất định (Tức theo mức độ giảm dần của pH) thì trồng bông không có hiệu quả hoặc không còn trồng được bông nữa, trong khi đó cây đậu xanh và cây bắp vẫn còn có thể đứng được nhưng năng suất và chất lượng đã bị giảm sút đáng kể. Khi pH giảm đến mức cây đậu xanh và cây bắp không còn trồng được nữa thì cây đậu phọng vẫn còn chịu được. Cây đậu phọng có thể chịu đựng được ở một khoảng khá rộng của pH đất, nhưng cần được bón phân đầy đủ hơn (nhất là Canxi) trên những chân đất đã bị chua hóa nhiều. Cây đậu đen, cây lúa và cây mía là những cây chịu đất nghèo và chua rất tốt. Tuy nhiên trong điều kiện này năng suất đã bi giảm đáng kể nếu chế độ phân bón không tốt. Ngược lại cây chè, cây dứa lại chỉ ưa đất chua và sẽ mọc rất kém ở những chân đất gần trung tính và hơi kiềm.
Theo đặc điểm của cây trồng như đã phân loại ở trên thì những cây càng mẫn cảm với độ chua của đất càng cần được bón các loại phân có chứa nhiều Canxi và Magie, nhất là Canxi (vôi hoặc bột đá vôi). Các loại phân Đạm, Lân và Kali chỉ phát huy được tác dụng tốt khi cây trồng đã được thỏa mãn các nguyên tố “trung lượng” trên. Chung quy lại thì các loại cây trồng từ nhóm 3 trở lên rất cần đất ít chua và cần được bón các loại phân giàu Canxi và Magie. Ngược lại, đối với các cây trồng thuộc nhóm 4 và 5 thì nhu cầu đối với Canxi và Magie rất thấp và do vậy trong cơ cấu phân bón cũng chỉ cần 1 lượng vừa phải.
Ngoài yêu cầu về các nguyên tố thứ yếu, mỗi cây trồng đều đòi hỏi một liều lượng và tỷ lệ các nguyên tố NPK nhất định. Tuỳ theo yêu cầu đó mà chọn các loại phân NPK theo các tỷ lệ NPK thích hợp.

2. SỬ DỤNG PHÂN BÓN TUỲ THEO TÍNH CHẤT ĐẤT
Tính chất đất, trong đó nổi bật là tính chất hóa học đất, có liên quan rất nhiều đến cách sử dụng phân bón. Ta có thể tạm chia đất thành 3 loại theo tính chất hóa học đất (hay độ phì nhiêu) như sau:
1) Đất tốt: Đất tốt, hiểu theo nghĩa ứng dụng trong kỹ thuật bón phân, là đất có các tính chất hóa học tốt. Các loại đất này thường không chua hoặc ít chua, giàu các nguyên tố Canxi, Magie và các nguyên tố dinh dưỡng khác. Đất thường có Độ No Bazơ trên 60%, hàm lượng Canxi trao đổi trên 5 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa mới của các con sông, đất đen, đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, đá vôi …
2) Đất trung bình:Loại này thường bao gồm các loại đất đã bị chua hóa trung bình, có hàm lượng Canxi, Magie và cả các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức trung bình. Đất thường có Độ No Bazơ 40 – 60%, hàm lượng Canxi trao đổi 2 – 5 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cũ, đất đỏ nâu trên Bazan, đất xám xẫm màu …
3) Đất xấu:Bao gồm các loại đất đã bị chua nhiều, có hàm lượng Canxi, Manhe và các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức nghèo. Đất thường có Độ No Bazơ nhỏ hơn 40%, hàm lượng Canxi trao đổi thường nhỏ hơn 2 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cổ, đất đỏ lợt màu trên Bazan, đất xám bạc màu …
Tuy nhiên còn một số loại “đất xấu” khác nhưng không phổ biến ở nước ta như đất mặn, mặn kiềm, đất phèn v.v.. nhưng chúng xấu theo một nguyên lý khác, không đặc trưng cho loại đất rửa trôi mạnh ở vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam .
Ơ các loại đất tốt thì việc bón phân cũng ít quan trọng và thường cũng chỉ cần chú ý bón các loại phân chính yếu là các nguyên tố NPK. Ơ các loại đất này nông dân thường "bóc lột" độ phì tự nhiên của đất bằng cách không bón phân hoặc chỉ bón phân đạm Urea là đủ.
Ngược lại, ở đất trung bình, nhất là ở đất xấu thì việc bón phân vô cùng quan trọng. Bón phân cho các loại đất này, ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK, người ta còn phải quan tâm nhiều đến các nguyên tố phụ như Canxi, Magie, Lưu huỳnh. Không những thế, trên các loại đất xấu, nhất là đất xám bạc màu, người ta còn phải bón các loại phân có chứa đầy đủ cả các nguyên tố vi lượng nữa. Việc bón phân cho đậu phọng trên đất xám là một ví dụ. Ơ đây ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK người ta bắt buộc phải bón thêm “tro dừa”. Không phải chỉ trên cây đậu phọng, mà các cây trồng khác trên đất xám cũng rất cần được bón các loại phân dạng “tro dừa” đó. Chúng ta phải hiểu rằng “tro dừa” ở đây có nghĩa là loại phân tổng hợp, trong đó chủ yếu cung cấp các nguyên tố thứ yếu như Canxi, Manhe, Kali và các nguyên tố vi lượng khác nữa. Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại phân bón có thể thay thế được tro dừa cho vùng đất xám.

3. SỬ DỤNG PHÂN BÓN TUỲ THEO ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT
Tùy theo điều kiện thời tiết từng mùa mà việc sử dụng phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nếu bón phân mà không quan tâm đến thời tiết mùa vụ thì rất dễ bị thất bại do không sử dụng được lợi thế của phân bón theo mùa, hoặc do bón qúa nhiều so với khả năng đồng hóa của cây trong mùa đó mà gây ra lốp, đổ giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.
· Trong điều kiện thời tiết nắng nhiều nhưng đủ nước tưới: Ở điều kiện này cây sử dụng phân rất có hiệu quả và có thể tăng lượng phân bón mà không sợ lốp đổ. Ngược lại nếu biết tăng lượng phân bón một cách hợp lý khi trời nắng nhiều và có đủ nước thì năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ được tăng lên rất rõ. Đây cũng là thời cơ đạt được sản lượng mùa màng cao.
· Trong điều kiện nắng nhiều nhưng không đủ nước tưới: Nắng nhiều là thời cơ rất tốt cho cây quang hợp và cho năng suất cao, tuy nhiên nếu không đủ nước tưới thì cây cũng không sử dụng được phân bón và cũng không quang hợp tốt được. Ngược lại nếu cây bị hạn lúc trời nắng nóng thì bón phân lại rất nguy hiểm. Phân bón lúc này có thể gây cho cây càng bị hạn thêm, đễ bị héo, cháy lá v.v..
· Trong điều kiện mưa nhiều, âm u, ít nắng: Trong điều kiện này mặc dù cây đủ nước, thuận lợi cho các qúa trình đồng hóa và chuyển hóa dinh dưỡng trong cây, nhưng do thiếu nắng nên cây quang hợp yếu, không tạo ra được đầy đủ các vật chất hữu cơ ban đầu nên không có khả năng sử dụng phân bón được nhiều. Lượng phân bón lúc này cần phải rút lại so với khi thời tiết nắng ráo. Ví dụ, lúa mùa (được trồng trong mùa mưa, ít nắng) luôn luôn phải bón ít phân hơn lúa xuân (được trồng trong mùa khô, nắng nhiều), nhất là phân đạm. Ngược lại lúc trời âm u, ít nắng ngoài việc cần giảm lượng phân bón, nhất là phân đạm, thì lại cần bón thêm cho cây 1 lượng Kali nhất định để giúp cây cứng cáp hơn, ít bị đổ ngã hơn.

Về Đầu Trang Go down
 
NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Pha chế dung dịch dinh dưỡng:
» mô hình thủy canh nhỏ áp dụng trên cây ớt
» Tài liệu hướng dẫn pha dung dịch thủy canh
» Giải trí tết nguyên đán với M 88
» MỘT SỐ LƯU Ý KHI BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A5THAPCHAMHS2004 :: CON TÀU *A5* :: Kỹ Thuật :: Nông Nghiệp-
Chuyển đến